Sổ tay hướng dẫn Phòng ngừa tổn thương tủy sống

Cuốn «Nguyên tắc chỉ dẫn phòng ngừa» đã được trình bày và đưa ra thảo luận nhóm với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Hiệp hội TTTS Châu Á (ASCoN) và các phái đoàn khác.

Lời tựa

Câu tục ngữ «phòng bệnh hơn chữa bệnh» quả rất đúng đối với các trường hợp TTTS. Cơ hội hồi phục thần kinh ở các trường hợp TTTS hoàn toàn là rất hiếm do tủy sống không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị tổn thương này là phục hồi chức năng giúp người bệnh có được một cuộc sống bình thường dù bị khuyết tật. Do vậy, việc phòng ngừa những tổn thương này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện thành công ở nhiều nước. Mặc dù, ở các nước đang phát triển (và một vài nước phát triển) các biện pháp phòng ngừa vẫn chưa được chú trọng. Việc phòng ngừa vẫn còn khá mơ hồ dù đã có những thành công nhất định trong việc phòng ngừa khuyết tật, tử vong, bệnh tật hoành hành cũng như việc sử dụng hiệu quả kinh phí cho các chương trình phòng ngừa.

Nhận thấy khả năng thực hiện các chiến dịch phòng ngừa trên cơ sở cân nhắc những khác biệt về bệnh học, phân bổ dân số (thành thị và nông thôn), nhận thức của người dân và các nguồn lực sẵn có, Hiệp hội TTTS Châu Á đã quyết định soạn thảo cuốn «Nguyên tắc hướng dẫn phòng ngừa», cuốn sách này sẽ được áp dụng rộng rãi ở các nước trong khu vực và có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi.

Từ ngày thành lập Tổ chức Livability Ireland (trước đây là tổ chức John Groom) đã tham gia hỗ trợ cho sự phát triển của Hiệp hội TTTS Châu Á ở mọi mặt từ công tác điều phối đến tài chính.

Tại phiên họp tổ chức ở Dhaka (Bangladesh) ngày 25 tháng 3 năm 2007, Hội đồng và ủy ban điều hành ASCoN đã quyết định giao trách nhiệm phổ biến tài liệu hướng dẫn này cho Tiến sĩ H.S Chhabra và ông Eric Weerts. Bản thảo đầu tiên đã được phổ biến cho rất nhiều chuyên gia trong Hiệp hội tổn thương tủy sống Châu Á (ASCoN) và dữ liệu họ cung cấp đã được cập nhật. Bản thảo thứ hai đã được trình bày trong một hội thảo đặc biệt tại Hội nghị TTTS quốc tế - 2008, được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ 22 đến 24, tháng 1, năm 2008. Hội thảo này do Chủ tịch - Tiến sĩ Douglas Brown - Ban phòng ngừa - Hiệp hội TTTS Quốc tế chủ trì và được tài trợ bởi Livability Ireland.

Cuốn «Nguyên tắc chỉ dẫn phòng ngừa» đã được trình bày và đưa ra thảo luận nhóm với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Hiệp hội TTTS Châu Á (ASCoN) và các phái đoàn khác. Sau khi suy xét kỹ lưỡng, bản thảo cuối cùng cho cuốn tài liệu này cũng đã hoàn tất và được phát cho tất cả các thành viên Hiệp hội TTTS Châu Á ASCoN và phản hồi cũng đã được thu thập. Những nguyên tắc chỉ dẫn này đã được hệ thống nhờ các biện pháp đảm bảo tính toàn diện, đơn giản dựa trên kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước, có tính đến khả năng thực hiện trên các nguồn lực sẵn có; điều kiện thực tế ở từng khu vực; sự khác biệt về bệnh lý, phân bố dân số và trình độ nhận thức của người dân.

Nguyên tắc chỉ dẫn đã tổng kết trên mọi khía cạnh của việc phòng ngừa như: thu thập dữ liệu; phòng ngừa tổn thương do nhiều nguyên nhân như: ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn trong sản xuất nông nghiệp; ngã khi đang lấy hàng trên cao, tai nạn dưới nước; chăm sóc ban đầu, phòng ngừa thứ cấp; chương trình tăng cường nhận thức trong cộng đồng; ban hành luật, cưỡng chế và giao trách nhiệm thực hiện.

Cuốn « Nguyên tắc chỉ dẫn phòng ngừa » đặc biệt có ích cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác đang làm việc hoặc quan tâm đến vấn đề TTTS. Nó đặc biệt hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chiến dịch phòng ngừa. Nó cũng rất hữu ích cho các nhân viên y tế tham gia vào quá trình điều trị TTTS như: bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, nhân viên tư vấn tâm lý, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình, nhân viên xã hội, nhân viên tư vấn đồng đẳng, nhân viên tư vấn hướng nghiệp vì tất cả các nhân viên y tế cần hiểu rõ các khía cạnh liên quan đến vấn đề phòng ngừa TTTS đặc biệt là phòng ngừa sơ cấp và thứ cấp.

Điều quan trọng là các chỉ dẫn này cho ta cái nhìn thấu đáo về các nguyên tắc phòng ngừa; tuy nhiên, cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng khác nhau.

Mọi thắc mắc, đề nghị và phê bình có tính xây dựng về các thông tin đã cung cấp đều được hoan nghênh và những thông tin nhận được sẽ dùng để cái tiến và đổi mới các nguyên tắc.

Dr: HS Chhabra

Thay mặt hội đồng quản trị ASCoN

(Tài liệu đính kèm :  “Sổ tay hướng dẫn Phòng ngừa tổn thương tủy sống” )

Bình luận