Phục hồi chức năng bệnh nhân vẹo cột sống

  1. Đại cương
    Vẹo cột sống là một thuật ngữ mô tả sự lệch vẹo bất thường của cột sống  (Cailliet, 1979).
    Vẹo cột sống chiếm tỷ lệ 2-3% dân số. Trong đó có khoảng 10% cần được điều trị chỉnh hình  (Aubin 2004).
    Vẹo cột sống gây biến dạng về giải phẫu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nguyên nhân bệnh lý của bộ máy hô hấp, tuần hoàn, vận động. VCS gây biến dạng về giải phẫu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nguyên nhân bệnh lý của bộ máy hô hấp, tuần hoàn, vận động.
  2. Phân loại
    - Vẹo cột sống không cấu trúc
    Là cột sống bị vẹo nhưng các đốt sống không bị biến đổi cấu trúc và không bị xoay.

    Nguyên nhân vẹo cột sống không cấu trúc

    • Độ dài 2 chân không bằng nhau.
    • Tư thế bị lệch do thói quen khi ngồi.
    • Sự căng cơ do đau (Đau thần kinh toạ).

    - Vẹo cột sống cấu trúc
    Là cột sống bị vẹo kèm theo sự thay đổi về cấu trúc và sự xoay của các đốt sống
    Quan sát ở tư thế đứng

    • Sự mất cân xứng của hai vai
    • Xương bả vai nhô cao lên một bên
    • Khung chậu lệch
    • Tam giác eo lưng không cân đối

    Cúi gập người về phía trước  (Forward Bending Test)
    Sự xoắn vặn của cột sống (Bướu sườn)


     

  3. Đo góc vẹo trên phim X-Quang
    Cách đo vẹo cột sống theo phương pháp COBB

    • Xác định vùng vẹo cột sống
    • Xác định đốt sống trên và dưới nghiêng nhiều về phía đỉnh của đường cong nhất
    • Kẻ các đường tiếp tuyến với mặt trên của đốt sống trên và mặt dưới của đốt sống dưới
    • Giao điểm của 2 đường cắt nhau này là góc vẹo cột sống
  4. Phân loại VCS cấu trúc 
    4.1. Vẹo cột sống tự phát
    - Vẹo cột sống tự phát ở trẻ nhỏ: Dưới 4 tuổi.
    - Vẹo cột sống tự phát tuổi thiếu niên: 4 -9 tuổi.
    - Vẹo cột sống tự phát ở trẻ vị thành niên: 10 tuổi đến khi xương trưởng thành.
    4.2. Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh
    4.3. Vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh-cơ.
    4.4. Vẹo cột sống do u xơ thần kinh
    4.5. Vẹo cột sống do chấn thương
    4.6. Vẹo cột sống do co rút phần mềm: Bỏng
    4.7. Vẹo cột sống do loạn dưỡng xương sụn
    4.8. Vẹo cột sống do bệnh khớp
    4.9. Vẹo cột sống do chuyển hoá: Còi xương
    4.10. Vẹo cột sống do bất thường vùng thắt lưng-cùng:  Trượt đốt sống, tiêu huỷ đốt sống.

  5. Xác định sự trưởng thành của xương

    Dấu hiệu Risser

    Độ 0: Chưa cốt hoá mào chậu
    Độ 1: Cốt hoá 1/4 ngoài mào chậu
    Độ 2: Cốt hoá 1/2 ngoài mào chậu
    Độ 3: Cốt hoá 3/4 ngoài mào chậu
    Độ 4: Cốt hoá hoàn toàn mào chậu
    Độ 5: Mào chậu cốt hoá liền hoàn toàn với cánh chậu

  6. Đo độ xoay đốt sống trên phim Xquang

    Đánh giá sự xoay các đốt sống theo Pedriolle

    Xác định đốt sống đỉnh
    - Đánh dấu đường kính lớn nhất của cuống sống
    - Đánh dấu đường nối giữa hai điểm chính giữa của hai bờ bên của đốt sống
    - Đặt thước đo độ xoay chồng lên trên đốt sống đó sao cho các góc của thước trùng với các cạnh của cột sống
    - Đọc độ xoay của cuống sống trên thước
    7. Điều trị vẹo cột sống tự phát
    Mục đích

    • Khống chế sự cong vẹo
    • Ngăn ngừa đường cong không tăng lên
    • Đem lại sự cân bằng, thẩm mỹ cho cột sống

    7.1. Điều trị vẹo cột sống không phẫu thuật
    7.1.1. Theo dõi

    • Vẹo cột sống tuổi thiếu niên có Cobb < 20°.
    • Vẹo cột sống mà xương chưa hết tuổi trưởng thành có Cobb < 20°.
    • Vẹo cột sống không tiến triển.

    7.1.2. Tập luyện

    • Hướng dẫn tư thế đúng
    • Làm mạnh các cơ bụng và cơ duỗi thân
    • Làm dài các cấu trúc bên lõm của đường cong
    • Làm mạnh các cơ bên lồi của đường cong
    • Kéo giãn các cơ gấp háng bị co rút
    • Các bài tập hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp

    Các bài tập làm tăng tính mềm dẻo các tổ chức bị căng cứng và kéo dài thân mình

Làm dài các cấu trúc phía bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp.

Làm dài các cấu trúc phía bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp

Làm dài thân mình phía bên lõm của đường cong ở tư thế nằm nghiêng, dưới kê 1
cái khăn cuộn lai đặt ở phía lồi đường cong.

Kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống ở tư thế ngồi.

Tăng cường độ mềm dẻo của cột sống ở tư thế ngồi - tư thế quỳ bốn điểm

Kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong ở tư thế đứng

Kéo giãn CS ở tư thế đứng và với tay lên tường

Kéo giãn cột sống bằng cách treo tay lên xà

Các bài tập làm mạnh các khối cơ thân mình

Các bài tập làm tăng sức mạnh cơ duỗi lưng   

Các bài tập làm tăng sức mạnh cơ duỗi lưng và duỗi háng

Các bài tập làm mạnh các cơ phía bên lồi của đường cong

Nằm nghiêng về một bên và nhấc thân lên khỏi mặt bàn

Các bài tập hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp

Tự đặt tay lên bụng để nhận biết sự chuyển động của cơ hoành

Bài tập giãn nở sườn bên  ở tư thế ngồi

Gập nghiêng người về phía trái khi hít vào

Gập nghiêng người về phía phải khi thở ra

Kéo giãn các cơ ngực khi hít vào

Khép hai khuỷu tay lại với nhau khi thở ra

7.1.3. Bó bột        
Nhược điểm:

  • Mang áo bột trong nhiều năm và phải làm lại nhiều lần.
  • Hình thức áo bột không đẹp bằng nẹp.
  • Áo bột sẽ làm cơ yếu và teo đi

7.1.4. Kéo giãn

  • BN phải nằm ngửa trên một khung, một đai ở đầu, một đai ở khung chậu và được nối với một vật nặng cùng hệ thống ròng rọc.
  • Kéo giãn kết hợp tập luyện và bó bột nhiều lần

Nhược điểm:

  • Hiệu quả điều trị không cao
  • Phải kết hợp với mang áo bột trong thời gian dài nên ảnh hưởng đến sức mạnh cơ.

7.1.5. Kích thích điện
Dùng dòng điện kích thích các cơ bên thân phía lồi của đường cong.
Khi có kích thích điện, các cơ bên thân sẽ co lại, các xương sườn dịch chuyển về gần nhau do các xương sườn được khớp với đốt sống, lực tác dụng sẽ được chuyển tới cột sống dẫn tới làm thẳng đường cong.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh kích thích điện không có hiệu quả khi so sánh với nhóm bệnh nhân vẹo cột sống mà không điều trị gì.
7.1.6. Áo nẹp chỉnh hình
Chỉ định :  Vẹo cột sống có góc 45°> Cobb > 20°

Áo nẹp MILWAUKEE

Áo nẹp BOSTON

Áo nẹp CHÊNEAU

7.2. Điều trị vẹo cột sống tự phát bằng phẫu thuật
Chỉ định

  • Vẹo cột sống có góc Cobb > 45° (Phẫu thuật phòng  ngừa suy hô hấp).
  • Điều trị bằng áo nẹp không có kết quả.

Vẹo cột sống ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh

                                                                                                            PGS.TS Phạm Văn Minh

Bình luận